Trước khi tìm hiểu về ” sâu răng có lây không ? ” thì chúng ta cùng tìm hiểu sâu răng là gì ? và nó ảnh hưởng thế nào tới mỗi chúng ta nhé !
1. Sơ lược về sâu răng .
Sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng .Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, và tử vong đối với những ca nặng. Bệnh sâu răng có một lịch sử dài, với các căn cứ cho thấy nó đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đồng, đồ sắt, thời Trung Cổ, và thậm chí trước cả thời kỳ đồ đá mới. Người ta đã liên hệ những đợt bệnh sâu răng lan rộng mạnh nhất với các thay đổi về chế độ ăn. Ngày nay, bệnh sâu răng vẫn là một trong những bệnh thường gặp nhất trên khắp thế giới.
1.1 Các loại
Có nhiều cách phân loại các dạng sâu răng. Tuy rằng thể hiện có thể khác nhau, các nhân tố rủi ro và sự tiến triển của các dạng sâu răng khác nhau vẫn hầu như là tương tự nhau. Ban đầu, bệnh có thể thể hiện ở một vùng nhỏ có độ xốp (chalky), cuối cùng phát triển thành một lỗ hổng lớn màu nâu. Tuy đôi khi người ta có thể trực tiếp nhìn thấy vùng bị sâu, nhưng tia X quang thường được dùng để kiểm tra những vùng răng khó nhìn thấy hơn và để đánh giá mức độ tổn thương của răng.
2. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng.
Bệnh sâu răng do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutan, và các loài Actinomyces). Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường có các carbohydrate lên men được, ví dụ như các loại đường sucrose, fructose, and glucose.
Răng sâu hàm trên, hàm dưới, răng số 8 thường gặp nhất bởi răng hàm là phần khó vệ sinh sạch cũng là nơi xuất hiện và tích tụ nhiều mảng bám. Mảng bám sinh ra lượng axit làm mềm và mòn men răng hình thành nên các lỗ nhỏ li ti. Vi khuẩn và axit tiếp tục tác động lớn đến phần răng đã bị tổn thương khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng gây ra bệnh lý sâu răng.
Vi khuẩn làm lên men đường và tinh bột bên trong thức ăn thành axit rồi ngấm vào các vết nứt nhỏ quanh răng cũng như các vùng trũng của bề mặt răng để phá hủy men răng.
Do thói quen ăn uống
Thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Hình thành nên các mảng bám, cũng chính là nơi trú ngụ và phát triển sinh sôi của vi khuẩn hủy hoại men răng.
Cách chăm sóc răng miệng không tốt
Không có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các vấn đề về bệnh lý răng miệng.
Do kết cấu và tình trạng sức khỏe của răng
Răng có sức khỏe tốt, không bị các khuyết điểm như sứt mẻ, lộn xộn,…răng mọc thẳng, men răng tốt, mức khoáng cao có khả năng chống lại sâu răng tốt hơn.
3. Dấu hiệu nhận biết
Việc nhận biết được những dấu hiệu của sâu răng là điều hết sức cần thiết để bạn có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời.
-
Vết trắng đục và đốm đen trên răng
Giai đoạn sâu răng nhẹ, vi khuẩn tấn công làm hao mòn canxi men răng và mất đi khoáng chất. Răng sẽ xuất hiện những vết trắng đục ở quanh răng hoặc những đốm đen li ti.
-
Răng đổi màu sẫm hơn
Sâu răng gây nên tình trạng rối loạn dinh dưỡng ở răng. Tủy răng dần bị ảnh hưởng và chuyển sang màu sẫm khi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
-
Răng thường xuyên bị đau nhức
Sâu răng phát triển mạnh hoặc có các vấn đề về viêm nha chu, viêm lợi khiến răng thường xuyên bị đau nhức, cơn đau thường dai dẳng lâu khỏi.
-
Sâu răng dẫn đến hơi thở có mùi
Vi khuẩn hình thành và phát triển tạo ra các axit phá hủy men răng gây ra tình trạng hơi thở có mùi rất khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp.
4. Sâu răng có lây không và biện pháp
4.1 SÂU RĂNG CÓ LÂY KHÔNG
- Có thể bạn chưa biết những bệnh lý sâu răng hoàn toàn có thể lây lan
- Sâu răng lây do yếu tố di truyền: Theo khảo sát, khi ông bà hoặc cha mẹ có men răng yếu, bị sâu thì khả năng tỷ lệ mắc bệnh này của người con sẽ cao hơn. Nguyên nhân là do men răng yếu di truyền sang con nên vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn
- Sâu răng lây từ răng này sang răng khác. Khi phát hiện răng bị sâu cần điều trị dứt điểm ngay để tránh sự lây lan.
- Ngoài ra, sâu răng còn có thể lây do các yếu tố bên ngoài như dùng chung bát đĩa với người bị sâu răng, hay là ăn uống chung,…
4.2 Biện pháp phòng tránh
Nếu bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi sâu răng có lây không thì hãy thực hiện ngay các biện pháp phòng chống hiệu quả dưới đây.
- Thường xuyên vệ sinh những vật dụng cá nhân như bát đĩa, cốc thìa. Đồng thời hạn chế sử dụng chung nếu như trong nhà có người bị sâu răng.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
- Dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa còn dính lại trong kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa.
- Có chế độ ăn uống phù hợp. Hạn chế những thực phẩm quá ngọt chứa nhiều đường hay thức ăn dễ dính răng. Không ăn nhiều quà vặt.
- Dùng nước súc miệng cũng là biện pháp tốt để ngăn ngừa sâu răng.
- Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám. Việc lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ ổ vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa bệnh lý sâu răng.
- Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý răng miệng.
4.3 Biện pháp điều trị
Để điều trị sâu răng, nhiều người vẫn thường sử dụng những bài thuốc dân gian tại nhà. Sử dụng các loại cây cỏ tạo thành những bài thuốc đông y. Có thể kế đến như sử dụng lá ổi, tỏi hay lá bàng,… hoặc Nếu trường hợp răng sâu nhẹ nha sĩ sẽ bôi cho trẻ một lớp thuốc để bịt kín răng sâu. Nếu trường hợp nặng hơn, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, sát khuẩn trám răng sâu hoặc bọc sứ, thậm chí là phải loại bỏ.
Tuy nhiên , hiện nay nhà thuốc Thảo Mộc Nam cũng giới thiệu sản phẩm thuốc trị sâu răng Thảo Mộc Nam
Thuốc được bào chế 100% thảo dược quý từ thiên nhiên; đạt tiêu chuẩn nguyên liệu sạch GAP – WHO.
– Bệnh nhân giảm đau răng ngay khi dùng thuốc; trong thời gian 24h sẽ không còn nhức răng, dùng thuốc 2-4 tuần sẽ chữa khỏi bệnh sâu răng mà không cần phải nhổ răng. (*)
– Thuốc rất dễ sử dụng và còn tiết kiệm 1 chai thuốc sử dụng cho cả gia đình trong thời gian dài.
– Thuốc trị đau nhức răng cho bà bầu rất hiệu quả mà an toàn tuyệt đối không ảnh hưởng đến thai nhi.
– Cam kết không tác dụng phụ, thuốc đã qua kiểm định của Bộ Y Tế về chất lượng cũng như thành phần an toàn cho sức khỏe.
Thông tin liên hệ
Trụ sở chính: Thôn 2, Xã Ea Ktur, Huyện Cư Kuin, Đắk Lắk.
– Điện thoại: 0947507910
– Email: hoangtheanh3979@gmail.com
– Website: https://thaomocnam.com