Chữa bệnh đau xương, phong thấp bằng dây đau xương

đau xương

Khi thời tiết thay đổi nhiều người thường bị đau xương ( thường được gọi là phong thấp)

Dân gian rất quen dùng dây đau xương ( còn có tên là Tục Cốt Đằng) là một vị thuốc chữa đau xương, phong thấp rất tốt. Dây đau xương mọc hoang và được trồng ờ nhiều nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là những dây già, phơi khô. Có thể dùng sống hay sao tẩm rượu. Mỗi ngày sắc uống 8-10g

Cái tên Dây đau xương được bắt nguồn từ chính hình dáng và công dụng. Bởi, cây mang đến tác dụng giúp giảm đau cho người mắc bệnh xương khớp. Đây được xem là vị thuốc quý xuất hiện nhiều trong các bài thuốc cổ phương và được lưu truyền rộng rãi cho đến tận hôm nay.

 ĐẶC ĐIỂM THẢO DƯỢC

DÂY ĐAU XƯƠNG VÀ TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ

Để nhận biết dược liệu, độc giả có thể dựa vào các đặc điểm sau:

Đặc điểm hình dáng

Cây thân leo, cành dài và có xu hướng rủ xuống đất. Khi cây mới phát triển, cành có lông tơ, nhẵn. Lá cây hình trái tim, chiều rộng 8-10cm, chiều dài 10-12cm, mặt dưới màu trắng nhạt, mặt trên màu xanh có đường gân rõ ràng.

Hoa của cây Dây đau xương có màu trắng, nở thành từng chùm. Quả thì có hình bán cầu, hóp lại, khi chín có màu đỏ, chảy ra dịch nhầy.

 Phân bố

Thảo dược này mọc nhiều ở nơi có khí hậu nhiệt đới, ưa thời tiết như Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…

 CÁCH THU HÁI VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU

Bạn đã biết hết tác dụng chữa bệnh của dây đau xương

Dây đau xương có thể thu hái quanh năm, nhưng khi hái nên chọn phần thân già của cây. Sau khi thu hái nên thái nhỏ thân để phơi khô hoặc sấy, được sử dụng để sắc thuốc uống hoặc ngâm rượu.

Trong quá trình sử dụng, nên bảo quản dược liệu đã khơi khô ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi nắng. Nếu phát hiện dược liệu bị hư hỏng thì không nên sử dụng nữa.

Dây đau xương được cắt khúc, phơi khô để sử dụng

 THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Theo các tài liệu, Dây đau xương có chứa nhiều hoạt chất Alkaloid.

Ngoài ra, cành của loại dược liệu này còn có thành phần Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B – hoạt chất có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm đau nhanh chóng.

Công dụng của dây đau xương

đau xương

Vị thuốc dây đau xương

Dây đau xương có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can với công dụng dược lý: Khu phong, trừ thấp, mạnh gân, hoạt cốt, thư cân hoạt lạc, đau nhức xương khớp, phong tê thấp.

Tác dụng trong trị các bệnh xương khớp

Theo ThS.BS. Trần Danh Phương – Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Thể thao Việt Nam, dây đau xương là một trong rất nhiều vị thuốc được sử dụng trong điều trị về xương khớp. Phổ biến nhất là thân và vỏ cây phơi khô rồi sắc thành thuốc uống.

Tùy lứa tuổi và thể trạng bệnh lý của người dùng thuốc mà sử dụng liều lượng mỗi ngày từ 20 – 40g dây đau xương, sắc chia 3 lần uống trong ngày. Để sử dụng an toàn và hiệu quả người bệnh cần được khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
photo 1632813670977 16328136711521169184759
ThS.BS. Trần Danh Phương – Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Thể thao Việt Nam

ThSPhương cũng cho biết, dây đau xương khi kết hợp với các vị thuốc khác nhau, công năng trong điều trị xương khớp của các bài thuốc cũng sẽ khác nhau.

Bài thuốc trị đau xương, phong thấp bằng dây đau xương :

Bài 1:

  • Dây đau xương (sao): 20g
  • Rễ sim khô(sao): 20g
  • Cỏ xước khô(sao): 15g
  • Cẩu tích(sao): 16g

Cho tất cả vào ấm, sắc hai nước, cô lại còn 2 bát con, chia 3 laafn uốc trong ngày.

Bài 2:

  • Dây đau xương: 20g
  • Rễ lốt: 30g
  • Cà gai leo: 20g
  • Cúc tần: 20g
  • Cỏ xước: 20g
  • Ngải cứu: 20g’
  • Thổ phục linh: 20g

Mỗi ngày sắc uống một thang, uống 5-7 ngày. Nếu người bệnh có sốt, khớp xương sưng, nóng, đỏ, tiểu tiện ít và vàng( bệnh thuộc nhiệt), thêm vào thang thuốc trên:  mã đề, tỳ ngải, rễ cỏ tranh, vòi voi (mỗi thứ 15 g)

Thông tin liên hệ:

Trụ sở chính: Thôn 2, Xã Ea Ktur, Huyện Cư Kuin, Đắk Lắk.

– Điện thoại: 0947507910

– Email: hoangtheanh3979@gmail.com

– Website: https://thaomocnam.com

Trả lời