9 bài thuốc dân gian trị viêm khớp mà không phải ai cũng biết

viêm khớp

9 bài thuốc dân gian trị viêm khớp mà không phải ai cũng biết

Những nguyên liệu thiên nhiên như: lá lốt, đu đủ, ngải cứu… là cách trị bệnh được nhiều người áp dụng trị viêm khớp bằng thuốc dân gian . Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, các bước thực hiện đơn giản mà vẫn cho hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn cần chú ý làm đúng cách để tối ưu công dụng của bài thuốc. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị viêm khớp là phương pháp chữa bệnh được nhiều người ưu tiên lựa chọn, trước khi sử dụng đến các loại thuốc đặc trị. Lý do là bởi các nguyên liệu trong dân gian thường an toàn, lành tính. Đặc biệt là dễ kiếm xung quanh nhà, các bước thực hiện khá đơn giản mà lại vẫn mang lại hiệu quả tốt. Dưới đây là top 9 bài thuốc dân gian chữa viêm khớp được nhiều người áp dụng:

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp từ ngải cứu

Đặc điểm của cây ngải cứu

Ngải cứu

Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày. Ngải cứu có tên gọi khác ngải diệp, thuốc cứu tuy nhiên tên gọi này phổ biến ở miền Nam hơn.

Cây ngải cứu có chiều cao từ 0.4 – 1m, trong lá có tinh dầu, cây phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi, Alaska và Bắc Mỹ.Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng sử dụng cây ngải cứu, ở một số vùng cho rằng cây ngải cứu là cây cỏ xâm lấn, cần phải diệt trừ.

Ở Việt Nam, cây ngải cứu dại thường mọc nhiều ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang… đây chính là nguồn dược liệu được khai thác thường xuyên để sản xuất thuốc. Cây ngải cứu còn được trồng trong vườn của nhiều gia đình, thường được sử dụng tại chỗ trong nấu ăn hoặc điều trị một số bệnh lý đơn giản.

Cây ngải cứu thuộc họ cúc, thân thảo, chu kỳ sống lâu năm, lá cây mọc so le, mặt trên lá cây màu xanh đậm, mặt phía dưới có lông nhung màu trắng.

Cây ngải cứu thường được thu hoạch vào khoảng tháng 6 và bộ phận được sử dụng chủ yếu là lá, có thể trồng ngải cứu bằng cách giâm cành hoặc cây con mặc dù cây có ra hoa quả và cho hạt nhưng hạt không được sử dụng để gieo trồng.

Cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 – 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene…

Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu… Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đềuđại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón

Thành phần ngải cứu còn có asinthin và anabsinthine cũng là chất kháng viêm tự nhiên. Khi được cơ thể hấp thu, 2 hoạt chất này sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng, nóng đỏ do viêm khớp gây ra.

Có nhiều cách sử dụng rau ngải cứu khác nhau, tùy vào mục đích của người sử dụng, ngải cứu có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc ăn trực tiếp ngải cứu tươi.

Những bài thuốc trị viêm khớp từ ngải cứu:

  • Ngải cứu và giấm chữa viêm khớp: Ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi đem trộn với giấm sao cho hỗn hợp không quá ướt. Làm nóng hỗn hợp lên rồi cho vào túi chườm để chườm vào chỗ đang bị đau. Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần 15 phút.
  • Ngải cứu và mật ong: Lá ngải cứu rửa sạch, xay nhuyễn rồi cho thêm mật ong vào khuấy đều. Chia dung dịch mật ong ngải cứu thành 2 phần đều bằng nhau và uống hết trong ngày.
  • Ngải cứu và trứng gà: Ngải cứu băm nhuyễn, trứng gà đổ ra bát rồi đánh đều. Cho lá ngải cứu vào trộn đều, thêm gia vị vừa ăn. Rán trứng trên chảo đến khi vừa chín tới. Ăn trứng ngải cứu như một món ăn bình thường, có thể ăn kèm với cơm trắng.

Chữa viêm khớp bằng bài thuốc từ lá lốt

Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt

Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae),cao khoảng 30–40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất, là một loại cây thảo sống dai, thường mọc nơi ẩm ướt. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ.

Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt. để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Bò nướng lá lốt là một món ăn đặc sắc của Việt Nam. Lá và thân chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat. Tính vị quy kinh: lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm.

Lá lốt có công dụng : Ôn trung (làm ấm bụng), Tán hàn (trừ lạnh), Hạ khí (đưa khí đi xuống), Chỉ thống (giảm đau), Yêu cước thống (đau lưng, đau chân),Tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài),Trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…

Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân, mụn nhọt, đau đầu, đau răng…

Bạn có thể thực hiện các bài thuốc trị viêm khớp bằng lá lốt hoặc có thể kết hợp lá lốt với các loại thảo dược khác để có hiệu quả tốt hơn.

  • Nước lá lốt: Lá lốt tươi mang phơi trong bóng râm hoặc sao vàng hạ thổ. Nấu chung với 2 chén nước đến khi sắc lại còn 1/2 chén là được. Uống trong vòng 10 ngày, mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn tối.
  • Chườm nóng bắng là lốt: Lá lốt rửa sạch, giã nát rồi sao vàng cùng muối hột. Cho hỗn hợp vào 1 khăn sạch rồi chườm ngay vào chỗ bị đau do viêm khớp.

Bài thuốc dân gian trị viêm khớp từ cây trinh nữ

Trinh nữ – Wikipedia tiếng Việt

Cây trinh nữ thuộc cây thân thảo, khi còn non thì cây mọc đứng, sau khi trưởng thành thì bò trường. Vỏ thân có dạng biểu bì, có gai, có thể bò trên mặt đất hoặc leo gần. Với những cây bò trên mặt đất, thân sẽ to và dày hơn so với thân cây leo.

Thân cây có độ dài khoảng từ 75 – 150cm. Lá cây trinh nữ màu xanh, kích thước nhỏ và mọc li ti, thường có khoảng tầm 13 – 20 lá chét đôi, có cuống chung. Cuống lá cây trinh nữ mềm có độ dài khoảng từ 3.5 – 4.5cm và có nhiều gai nhỏ mọc trên cuống. Ở cuối các cuống có một bọng lá có chứa nhiều nước bên trong.

Cây xấu hổ có thể được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh khác nhau mà bạn chưa biết đến. Nó ức chế thần kinh, giảm đau, huyết áp cao, suy nhiệt thần kinh, viêm phế quản, viêm gan, viêm ruột non, phong thấp tê bại, viêm kết mạc cấp, mất ngủ,… Hoa trinh nữ có tính hàn, vị hơi ngọt lại hơi se có thể chữa nhiều bệnh.

Hoa trinh nữ được ví như là một loại thuốc dân dã nhưng lại mang đến nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người. Trong Đông Y, cây trinh nữ được gọi là Hàm Tu Thảo. Loại cây này có vị ngọt, tính hàn, có công dụng an thần, chống viêm, giảm đau, hạ áp, lợi tiểu, tiêu ích. Lá và rễ cây được sử dụng để điều chế thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, rễ trinh nữ có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, viêm khớp, chân tay tê bại rất tốt.

Bài thuốc chữa viêm khớp từ rễ trinh nữ:

  • Nguyên liệu: Rễ cây trinh nữ, nước
  • Cách thực hiện: Rễ trinh nữ thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng nấu với 400ml nước đến khi cô lại còn 100ml nước là hoàn thành. Chia đề thuốc và uống 2 lần trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể nấu nước rễ cây trinh nữ lâu hơn thành cao lỏng, đem pha chung với rượu để uống dần. Mỗi ngày không quá 25ml rượu.

Chữa viêm khớp bằng bài thuốc từ trà xanh

Trà xanh có tác dụng gì? Cách pha chè xanh thơm ngon | rauxanh

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có thói quen mỗi sáng sớm thức dậy luôn luôn có tách trà nóng. Đó không chỉ là thói quen mà còn là cách sống khỏe, sống không bệnh tật.

Là loại cây xanh lâu năm mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, có nhiều tán lá. Lá trà dài từ 4-15cm và rộng khoảng 2-5cm, lá non hay búp có màu xanh lục nhạt, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Lá khi già chuyển thành màu xanh lục. Hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính 2,5-4cm, với 7-8 cánh hoa.

Trà xanh có nồng độ catechins cao nhất, đây là một nhóm chất chống oxy hóa mạnh có thể tăng cường chức năng gan.

Các catechin giúp trung hòa gốc tự do gây tổn thương tế bào. Trà xanh cũng giúp đào thải lượng nước thừa trong cơ thể.

Với chức năng chống oxy hóa cao gấp 20 lần so với vitamin E, uống 3cốc trà xanh mỗi ngày sẽ giúp da bạn tránh khỏi những vết chàm (nám).

Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy, uống trà xanh rất tốt cho người bị viêm khớp. Trong trà xanh có hoạt chất chemokine là một chất kháng viêm tự nhiên làm giảm các cơn đau viêm khớp. Ngoài ra, lá trà xanh còn chứa chất chống oxy hóa, làm kéo dài quá trình lão hóa của xương khớp.

Các bước để có bình trà xanh vừa ngon vừa giúp chữa viêm khớp như sau:

  • Lá trà xanh rửa sạch, để ráo nước
  • Vò nhẹ lá trà rồi cho vào một bình lớn.
  • Nấu nước sôi rồi đổ vào bình trà tráng trà rồi đổ nước đi
  • Đổ tiếp 1 lượng nước sôi để hãm trà trong vòng 20 phút là hoàn thành. Có thể đập vào một ít gừng để làm tăng hương vị của trà xanh.

Lưu ý: Nước chè xanh không thích hợp với những người nhạy cảm với cafein. Hàm lượng cafein trong trà xanh có thể gây mất ngủ, bồn chồn, tim đập nhanh,… Vì vậy, tốt nhất không nên uống trà xanh vào buổi tối trước khi ngủ. Thời gian tốt nhất để uống trà xanh là 1 tiếng sau bữa ăn.

Muối và gừng chữa viêm khớp

3 Cách giảm mỡ bụng bằng muối gừng hiệu quả nhanh tại nhà

Gừng là một loại thực phẩm gần gũi với người Việt Nam mình có nhiều công dụng khác .

Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 – 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol.

Nhựa dầu chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.

Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc có tên là Sinh khương, có tính cay, nóng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có chứa men zingibain. Đặc tính chống viêm. Enzyme này hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng đau lưng, thoái hóa khớp và viêm khớp.

Theo đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.

Có nhiều cách dùng gừng để chữa viêm khớp gối như ngâm rượu gừng, chườm gừng,… gừng kết hợp với muối sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ. Có 2 cách chữa viêm khớp bằng muối và gừng:

  • Chườm nóng bằng muối và gừng: cắt gừng thành từng lát mỏng cho vào chảo đun nóng với muối hột. Đổ hỗn hợp này vào túi vải sạch và chườm ấm lên các khớp bị đau do viêm khớp.
  • Nước sôi, pha với một ít nước lạnh để đạt độ nóng vừa phải. Uống nước này sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, ngâm nước có pha muối gừng cũng sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.

Chữa viêm khớp bằng mật ong và bột quế

Quế và mật ong là hai nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa. Mật ong kết hợp với quế là cách chữa viêm khớp hiệu quả mà người bệnh nhất định phải thử.

10 lợi ích tuyệt vời mà bột quế và mật ong mang lại

Có thể uống mật ong và bột quế và chườm nóng lên vùng viêm khớp. Cách dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp:

Bôi mật ong và bột quế lên vùng đau nhức: mật ong và bột quế trộn đều, thêm chút nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp này lên vùng khớp bị đau trong 30 phút, sau đó rửa sạch.
Uống mật ong và bột quế: trộn mật ong và quế theo tỷ lệ 2: 1, sau đó cho nước ấm vào khuấy đều. Day để giảm đau do viêm khớp.

Chữa viêm khớp bằng cà gai leo

Cà gai leo (tên khoa học: Solanum procumbens), còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm là loài thực vật thuộc họ Solanaceae.Loài này phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt NamLào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam).Loài này được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.

Cà gai leo: công dụng và cách sử dụng đúng | Vinmec

Cà gai leo là loại cây mọc hoang xung quanh nhà nên ít người biết đến công dụng chữa bệnh khớp cực tốt của nó. Theo đông y, cà gai leo có vị cay, tính ấm, ít độc tố, không gây hại cho cơ thể. Cà gai leo có nhiều công dụng chữa đau bụng, phục hồi chức năng gan, giảm cảm, giảm ho. Đặc biệt, nó có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Điều trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp…

Cách sử dụng :

  • Cà gai leo nguyên cây, cắt khúc, rửa sạch, phơi dưới nắng cho khô để bảo quản.
  • Lấy 1 ít cà gai leo rửa sạch rồi cho lên chảo sao vàng.
  • Bỏ cà gai leo đã sao vàng vào ấm có 2 lít nước sôi rồi nấu đến khi nước cô lại còn 1 lít.
  • Sử dụng nước cà gai leo để thay nước hằng ngày,
  • Uống đều đặn từ 1-2 tháng chững viêm khớp sẽ khỏi hẳn.

Trị đau cơ khớp từ quả đu đủ

Đu đủ - món ăn bổ dưỡng, đẹp người, mịn da

Đu đủ là một cây song tử diệp, nhưng thân không cứng và cũng không đâm nhánh, trừ phi đã bắt đầu già cỗi. Cây cao chừng 3-7m và ngọn có nhiều lá, cọng dài 60-70cm, mềm và rỗng ruột, gồm 7 phiến, rộng đến cả thước rưỡi.

Thân đầy sẹo lá. Đu đủ thường là cây đồng chu, nhưng đu đủ có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng tính và cây cái. Vài cây đu đủ cũng có thể trổ cả ba loại hoa nói trên. Ngoài ra cũng có cây ra hoa không hẳn hoàn toàn đực, cái hay lưỡng tính mà lại pha lẫn nhiều ít đặc tính của ba loại hoa.

Chữa bệnh viêm khớp bằng dân gian từ đu đủ cũng được nhiều người áp dụng. Phương thuốc này không chỉ giúp giảm các triệu chứng đau nhức nhanh chóng mà còn đẩy lùi tình trạng viêm, điều trị viêm khớp hiệu quả:

Chuẩn bị: 1 nửa quả đu đủ xanh và 30g mễ nhân sống

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ và rửa sạch, sau đó thái thành từng miếng rồi cho vào nồi, đổ thêm 2 bát nước cùng mễ nhân sống.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho tới mễ nhân và đu đủ chín mềm thì cho thêm ít đường trắng vào ăn khi còn nóng.
  • Sử dụng bài thuốc này kiên trì sau một thời gian giúp đẩy lùi được chứng đau viêm khớp hiệu quả.

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp từ cà tím

Cà tím là cây thân thảo ưa nhiệt. Thân cây cà tím thường cao từ 50- 150cm, có gai nhỏ. Lá cà lớn với phiến lá rộng, mặt dưới lá có lông tơ bao phủ. Hoa cà tím có màu từ trắng đến tím nhạt, nhị hoa có màu vàng.

Quả cà tím thuôn dài, vỏ bóng loáng với màu từ tím nhạt đến tím sẫm

Quả cà tím là loại quả mọng đơn lẻ, thuôn dài, vỏ bóng loáng với màu từ tím nhạt đến tím sẫm. Chiều dài một quả cà tím thường dao động từ 15- 24cm với đường kính từ 4-5 cm hoặc có thể lớn hơn tùy loại. Trong đó giống cà tím Nhật Bản và một số quốc gia phương Đông thường thon dài và có vỏ mỏng hơn giống cà tím được trồng tại các khu vực khác.

Chữa viêm khớp bằng cà tím cũng là một bài thuốc dân gian được khá nhiều người áp dụng. Cách thực hiện khá đơn giản, như sau:

Chuẩn bị: 1 quả cà tím, nước lọc

Cách thực hiện:

  • Cà tím cắt bỏ núm cuống, rửa sạch, thái mỏng
  • Ngâm cà tím trong nồi nước nóng đun sôi đến khi nước nguội
  • Lọc bỏ phần bã, lấy nước để uống hàng ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian kể trên chỉ có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức tạm thời đối với các trường hợp viêm khớp nhẹ. Thuốc dân gian ít hoặc không có khả năng điều trị do dược tính thấp. Vì vậy, nếu mong muốn điều trị viêm khớp hiệu quả, an toàn bằng thảo dược, người bệnh nên lựa chọn các bài thuốc được nghiên cứu bài bản, kết hợp nhiều vị thuốc.

Với thành phần thảo mộc tự nhiên CAO THẢO MỘC NAM và THUỐC XOA BÓP GIA TRUYỀN THẢO MỘC NAM giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm các cơn đau do viêm khớp một cách hiệu quả, mọi người có thể tham khảo sản phẩm dưới đây:

>>>>CAO THẢO MỘC NAM<<<<

>>>>THUỐC XOA BÓP GIA TRUYỀN THẢO MỘC NAM<<<<

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *